Đêm Nhạc Tây Ban Cầm Cổ Điển Ở San Jose

Lòng hết vướng sầu / Tình thôi úa màu / Mơ ngày vui đến bên nhau / Mơ thành câu hát ngàn sau…
Khi lời nhạc của bài Serenade vừa dứt (Giấc Mơ Chiều, lời Việt của Phạm Ngọc Lân, 2004) – và tiếng đàn ngừng chảy thì thính phòng vang lên những tràng vỗ tay dài, như một lời tán thưởng dành cho Ái Vân và cho chương trình hòa nhạc tây ban cầm cổ điển với hai nhạc sĩ Đặng Đình Quảng, Phạm Ngọc Lân, hai ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo, Ái Vân diễn ra vào chiều Chủ Nhật 29 tháng Hai vừa qua.
Người nữ ca sĩ sinh trưởng ở miền Bắc, tốt nghiệp ưu hạng thanh nhạc từ Nhạc Viện Hà Nội năm 1978, nổi tiếng với những điệu ca trù, dân ca, quan ho;ï sau đó đã nói đôi lời cám ơn sự cổ vũ và chị còn muốn hát nữa để đáp lại lòng ưu ái: “Ái Vân hát hai bài chưa đã tí nào cả.” Chị hỏi khán giả có muốn nghe nữa không” Đã có nhiều lời đáp lại: Có, cóù. Nhưng bài hát cuối của Ái Vân đã không được trọn vẹn như mong muốn. Khi Ái Vân cất lên những ca từ của một bài hát quen thuộc từ trong nước ra đến hải ngoại, một sáng tác của Trương Quý Hải: “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông… ” thì âm điệu từ hai cây đàn ghi-ta thùng chỉ nghe được yếu ớt vì hệ thống âm thanh đã hỏng.
Trục trặc kỹ thuật này đã xảy ra hơn một lần trong chương trình và có lúc đã làm cho người nghe giật mình vì những tiếng động lớn do sự điều chỉnh âm thanh giữa lúc dòng nhạc đang tuôn chảy trong một buổi trình diễn với kỹ thuật và nội dung mang tính nhẹ nhàng và lắng đọng.
Ở phần mở đầu chương trình “Độc Tấu & Song Tấu Tây Ban Cầm Cổ Điển,” nhạc sĩ Trần Quảng Nam, người nghệ sĩ nồng cốt của Câu Lạc Bộ Âm Nhạc Việt Nam, đã giới thiệu đây là một buổi trình diễn đầu tiên thuần tuý với nhạc tây ban cầm cổ điển trong sinh hoạt văn nghệ của người Việt hải ngoại từ gần ba mươi năm qua. Điều Trần Quảng Nam nói chắc là đúng, ít ra với những nghi nhận tại Hoa Kỳ, vì chưa bao giờ đã có một buổi trình tấu nhạc cổ điển với hai cây ghi-ta thùng như thế.
Hôm nay, vào một chiều đông còn phơn phớt lạnh ở San Jose, California, chương trình nhạc cổ điển đã diễn ra với hai nhạc sĩ Đặng Đình Quảng, Phạm Ngọc Lân và hai ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo và Ái Vân cùng sự thưởng thức của khoảng hơn 300 khán giả ngồi chật thính phòng Le Petit Trianon tạo một không khí ấm cúng, thanh thản, trừ một đôi khi điện thoại cầm tay của ai đó cứ reo lên.
Người đến dự hôm nay được nghe Tango của Francisco Tarrega với ngón đàn Phạm Ngọc Lân thể hiện du dương qua từng ngón tay, qua điệu bộ diễn tả nơi người nghệ sĩ tóc đã gần bạc hết. Ngoài Tango, Phạm Ngọc Lân còn độc tấu Leyenda (Isaac Albeniz), Prelude #1 in E Minor (Heitor Villa Lobos), Gran Jota (Francisco Terrega).
Nhạc sĩ Đặng Đình Quảng có vẻ nghiêm hơn khi trình diễn, với đôi mắt thường như lim dim thả hồn theo những dòng nhạc Grand Sonata (Niccolo Paganini) hay Sarabande (Georg Friedrich).
Có những lúc, hai mái đầu, một bạc một còn đen, cùng hòa lên những tiếng nhạc của Chopin (Waltz in Bm, Op. 69-2), của Enrique Granados (Spanish Dance #2) hay của Fernando Sor (L’Encouragement, Op. 34).
Phong cách diễn tả khác nhau của hai nghệ sĩ, có lẽ phát xuất từ cách hấp thụ âm nhạc của từng người, như được giới thiệu trong tập chương trình. Đặng Đình Quảng tự học đàn, từ những ngày còn bé, khi vừa lên 8. Anh đến Mỹ năm 1982, tiếp tục con đường âm nhạc với giáo sư Berozzi tại San Jose City College, đã trình diễn nhiều lần ở Nam California trong dàn nhạc giao hưởng của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phạm Ngọc Lân đến với âm nhạc trễ hơn nhưng anh đã học nhạc với Đỗ Đình Phương – cây ghi ta cổ điển số một của miền Nam trước năm 1975 – trong những năm 1970-74 và đã trình diễn nhiều lần ở Hội Việt Mỹ Sài-gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ. Qua Pháp năm 1980 anh tiếp tục học nhạc với Alberto Ponce từ 1982-86. Đến Mỹ năm 1996, Phạm Ngọc Lân thường đem tiếng đàn của mình, và cả quan điểm chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đến với những sinh hoạt của bạn hữu vùng San Jose.
Từ đất San Jose, hai người nhạc sĩ Việt có cùng đam mê đã gặp nhau, cộng với những tiếng hát ngọt ngào như Thanh Thảo, Ái Vân của Câu Lạc Bộ Âm Nhạc Việt Nam, nên có cơ duyên đưa đến buổi trình diễn nhạc cổ điển chiều nay. Thanh Thảo là một tên tuổi còn xa lạ nhưng đã thể hiện Bến Xuân (Văn Cao-Phạm Duy, @1940, hoà âm: Đặng Đình Quảng) và Đà Lạt Sương Mờ (Phạm Ngọc Lân, 2000) khá xuất sắc, đem lại cho người nghe nỗi nhớ quê nhà, nhớ về Đà Lạt.
Đà Lạt Sương Mờ là sáng tác đầu tay của Phạm Ngọc Lân, anh viết đầu năm 2000 với nỗi nhớ về một thành phố miền cao với bao kỷ niệm thân thương cũ: Đà Lạt yên bình… người xưa… dệt lại vần thơ / Đà Lạt si tình… người yêu dấu cũ… tìm lại mơ / Đường về lưng đồâi sóng bước bên nhau / Đường chiều ven rừng khắng khít trao nhau / Bao ân tình quên đi cuộc bể dâu…
Suốt chương trình, khi một tiết mục chấm dứt, người nghệ sĩ đã nhận được những tràng pháo tay khích lệ, nhưng có lẽ Ái Vân là người được khán giả tán thưởng cũng như ban tổ chức tri ân hơn cả vì chị đã đến với chương trình, đến với Câu Lạc Bộ Âm Nhạc trong tinh thần “chiêu đãi,” như chị đã thể hiện ở nhiều tụ điểm văn nghệ khác nữa. Ái Vân được chị Mỹ Lan, người giới thiệu chương trình, ngỏ lời cám ơn chân thành bằng lời nói, cũng như trong lời cảm tạ in trong tờ chương trình với hàng chữ “và đặc biệt nữ ca sĩ Ái Vân” cũng to hơn tên của những mạnh thường quân khác.
Mong tương lai câu lạc bộ sẽ còn đem lại cho những người yêu thích nghệ thuật âm nhạc nhiều buổi trình diễn khác, với nét nhạc Việt trong không khí cổ điển và bán cổ điển được độc tấu, song tấu và cả tam, tứ, ngũ tấu.

Lòng hết vướng sầu / Tình thôi úa màu / Mơ ngày vui đến bên nhau / Mơ thành câu hát ngàn sau…Khi lời nhạc của bài Serenade vừa dứt (Giấc Mơ Chiều, lời Việt của Phạm Ngọc Lân, 2004) – và tiếng đàn ngừng chảy thì thính phòng vang lên những tràng vỗ tay dài, như một lời tán thưởng dành cho Ái Vân và cho chương trình hòa nhạc tây ban cầm cổ điển với hai nhạc sĩ Đặng Đình Quảng, Phạm Ngọc Lân, hai ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo, Ái Vân diễn ra vào chiều Chủ Nhật 29 tháng Hai vừa qua.Người nữ ca sĩ sinh trưởng ở miền Bắc, tốt nghiệp ưu hạng thanh nhạc từ Nhạc Viện Hà Nội năm 1978, nổi tiếng với những điệu ca trù, dân ca, quan ho;ï sau đó đã nói đôi lời cám ơn sự cổ vũ và chị còn muốn hát nữa để đáp lại lòng ưu ái: “Ái Vân hát hai bài chưa đã tí nào cả.” Chị hỏi khán giả có muốn nghe nữa không” Đã có nhiều lời đáp lại: Có, cóù. Nhưng bài hát cuối của Ái Vân đã không được trọn vẹn như mong muốn. Khi Ái Vân cất lên những ca từ của một bài hát quen thuộc từ trong nước ra đến hải ngoại, một sáng tác của Trương Quý Hải: “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông… ” thì âm điệu từ hai cây đàn ghi-ta thùng chỉ nghe được yếu ớt vì hệ thống âm thanh đã hỏng.Trục trặc kỹ thuật này đã xảy ra hơn một lần trong chương trình và có lúc đã làm cho người nghe giật mình vì những tiếng động lớn do sự điều chỉnh âm thanh giữa lúc dòng nhạc đang tuôn chảy trong một buổi trình diễn với kỹ thuật và nội dung mang tính nhẹ nhàng và lắng đọng.Ở phần mở đầu chương trình “Độc Tấu & Song Tấu Tây Ban Cầm Cổ Điển,” nhạc sĩ Trần Quảng Nam, người nghệ sĩ nồng cốt của Câu Lạc Bộ Âm Nhạc Việt Nam, đã giới thiệu đây là một buổi trình diễn đầu tiên thuần tuý với nhạc tây ban cầm cổ điển trong sinh hoạt văn nghệ của người Việt hải ngoại từ gần ba mươi năm qua. Điều Trần Quảng Nam nói chắc là đúng, ít ra với những nghi nhận tại Hoa Kỳ, vì chưa bao giờ đã có một buổi trình tấu nhạc cổ điển với hai cây ghi-ta thùng như thế.Hôm nay, vào một chiều đông còn phơn phớt lạnh ở San Jose, California, chương trình nhạc cổ điển đã diễn ra với hai nhạc sĩ Đặng Đình Quảng, Phạm Ngọc Lân và hai ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo và Ái Vân cùng sự thưởng thức của khoảng hơn 300 khán giả ngồi chật thính phòng Le Petit Trianon tạo một không khí ấm cúng, thanh thản, trừ một đôi khi điện thoại cầm tay của ai đó cứ reo lên.Người đến dự hôm nay được nghe Tango của Francisco Tarrega với ngón đàn Phạm Ngọc Lân thể hiện du dương qua từng ngón tay, qua điệu bộ diễn tả nơi người nghệ sĩ tóc đã gần bạc hết. Ngoài Tango, Phạm Ngọc Lân còn độc tấu Leyenda (Isaac Albeniz), Prelude #1 in E Minor (Heitor Villa Lobos), Gran Jota (Francisco Terrega).Nhạc sĩ Đặng Đình Quảng có vẻ nghiêm hơn khi trình diễn, với đôi mắt thường như lim dim thả hồn theo những dòng nhạc Grand Sonata (Niccolo Paganini) hay Sarabande (Georg Friedrich).Có những lúc, hai mái đầu, một bạc một còn đen, cùng hòa lên những tiếng nhạc của Chopin (Waltz in Bm, Op. 69-2), của Enrique Granados (Spanish Dance #2) hay của Fernando Sor (L’Encouragement, Op. 34).Phong cách diễn tả khác nhau của hai nghệ sĩ, có lẽ phát xuất từ cách hấp thụ âm nhạc của từng người, như được giới thiệu trong tập chương trình. Đặng Đình Quảng tự học đàn, từ những ngày còn bé, khi vừa lên 8. Anh đến Mỹ năm 1982, tiếp tục con đường âm nhạc với giáo sư Berozzi tại San Jose City College, đã trình diễn nhiều lần ở Nam California trong dàn nhạc giao hưởng của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phạm Ngọc Lân đến với âm nhạc trễ hơn nhưng anh đã học nhạc với Đỗ Đình Phương – cây ghi ta cổ điển số một của miền Nam trước năm 1975 – trong những năm 1970-74 và đã trình diễn nhiều lần ở Hội Việt Mỹ Sài-gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ. Qua Pháp năm 1980 anh tiếp tục học nhạc với Alberto Ponce từ 1982-86. Đến Mỹ năm 1996, Phạm Ngọc Lân thường đem tiếng đàn của mình, và cả quan điểm chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đến với những sinh hoạt của bạn hữu vùng San Jose.Từ đất San Jose, hai người nhạc sĩ Việt có cùng đam mê đã gặp nhau, cộng với những tiếng hát ngọt ngào như Thanh Thảo, Ái Vân của Câu Lạc Bộ Âm Nhạc Việt Nam, nên có cơ duyên đưa đến buổi trình diễn nhạc cổ điển chiều nay. Thanh Thảo là một tên tuổi còn xa lạ nhưng đã thể hiện Bến Xuân (Văn Cao-Phạm Duy, @1940, hoà âm: Đặng Đình Quảng) và Đà Lạt Sương Mờ (Phạm Ngọc Lân, 2000) khá xuất sắc, đem lại cho người nghe nỗi nhớ quê nhà, nhớ về Đà Lạt.Đà Lạt Sương Mờ là sáng tác đầu tay của Phạm Ngọc Lân, anh viết đầu năm 2000 với nỗi nhớ về một thành phố miền cao với bao kỷ niệm thân thương cũ: Đà Lạt yên bình… người xưa… dệt lại vần thơ / Đà Lạt si tình… người yêu dấu cũ… tìm lại mơ / Đường về lưng đồâi sóng bước bên nhau / Đường chiều ven rừng khắng khít trao nhau / Bao ân tình quên đi cuộc bể dâu…Suốt chương trình, khi một tiết mục chấm dứt, người nghệ sĩ đã nhận được những tràng pháo tay khích lệ, nhưng có lẽ Ái Vân là người được khán giả tán thưởng cũng như ban tổ chức tri ân hơn cả vì chị đã đến với chương trình, đến với Câu Lạc Bộ Âm Nhạc trong tinh thần “chiêu đãi,” như chị đã thể hiện ở nhiều tụ điểm văn nghệ khác nữa. Ái Vân được chị Mỹ Lan, người giới thiệu chương trình, ngỏ lời cám ơn chân thành bằng lời nói, cũng như trong lời cảm tạ in trong tờ chương trình với hàng chữ “và đặc biệt nữ ca sĩ Ái Vân” cũng to hơn tên của những mạnh thường quân khác.Mong tương lai câu lạc bộ sẽ còn đem lại cho những người yêu thích nghệ thuật âm nhạc nhiều buổi trình diễn khác, với nét nhạc Việt trong không khí cổ điển và bán cổ điển được độc tấu, song tấu và cả tam, tứ, ngũ tấu.

Source: https://muarehon.vn
Category: Tiểu Sử



source https://muarehon.vn/tieu-su-nhac-si-pham-ngoc-lan-1648240631/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top cửa hàng sửa chữa điện thoại tại quận Phú Nhuận, TP.HCM – muarehon.vn

Danh sách phòng thu âm Quận Tân Bình uy tín chất lượng tp hcm

Top 10 Cửa hàng sách nổi tiếng, phổ biến nhất tại Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh